1.Sinh khối nấm là gì?
Các Sản Phẩm Sinh Khối Đặc Biệt Chỉ Có Tại NGAN DINH FOODS:
Sinh khối nấm là tên gọi hệ sợi nấm khi các nhà nghiên cứu hay các nhà khoa học thường goị cho hệ sợi nấm hypha hay mycelia.
Nói 1 cách đơn giản và dễ hiểu ví dụ như ở Thực vật, cây cối bao gồm phần mọc dưới mặt đất là rễ cây, sau khi rễ cây phát triển thì trồi lên mặt đất thành thân cây.
Hệ sợi nấm cũng giống như rễ cây sau khi có nhiều hệ sợi bện lại thì phát triển thành quả nấm.
Sợi nấm (hypha) có dạng hình ống phân nhánh bên trong chứa chất nguyên sinh có thể lưu động. Về chiều dài chúng có sự sinh trưởng vô hạn nhưng về đường kính thì thường chỉ thay đổi trong phạm vi 1-30µm (thông thường là 5-10 µm).
Sợi nấm không ngừng phân nhánh và vì vậy khi một bào tử nẩy mầm trên một môi trường đặc sẽ phát triển thành một hệ sợi nấm (mycelium, số nhiều- mycelia), sau 3-5 ngày có thể tạo thành một đám nhìn thấy được gọi là khuẩn lạc (colony). Vào giai đoạn cuối của sự phát triển khuẩn lạc sẽ xảy ra sự kết mang (anastomosis) giữa các khuẩn ty với nhau, làm cho cả khuẩn lạc là một hệ thống liên thông mật thiết với nhau, thuận tiện cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến toàn bộ hệ sợi nấm. Hiện tượng kết mạng thường gặp ở nấm bậc cao nhưng lại ít gặp ở các sợi nấm dinh dưỡng của nấm bậc thấp. Hình thái, kích thước màu sắc, bề mặt của khuẩn lạc…có ý nghĩa nhất định trong việc định tên nấm
Phần lớn sợi nấm có dạng trong suốt, ở một số nấm sợi nấm mang sắc tố tạo nên màu tối hay màu sặc sỡ. Sắc tố của một số nấm còn tiết ra ngoài môi trường và làm đổi màu khu vực có nấm phát triển. Một số nấm còn tiết ra các chất hữu cơ tạo nên các tinh thể trên bề mặt khuẩn lạc. Vì bào tử của nấm thường cũng có màu nên cả khuẩn lạc thường có màu.
Khi nhiều sợi kết bện với nhau thì người ta gọi sinh khối sợi.
2.Sinh khối nấm có tốt hơn quả nấm không?
Thông thường khi các nhà khoa học nghiên cứu nấm họ phải nuôi cấy và nhân giống nấm thử nghiệm trên nhiều môi trường khac nhau trong phòng thí nghiệm, và nuôi cấy hệ sợi nấm ở môi trường dinh dưỡng nào phù hợp nhất cho sợi nấm phát triển. sau khi co nhiều sợi nấm kết bện và dày đặc thì người ta thu lại các hệ sợi nấm trên và sấy khô, là sinh khối của nấm đó. mỗi loài nấm thì các thành phần cấu trúc của sợi nấm rất khác nhau, bởi như ta đã nói ở trên thì sợi nấm chính là thành phần tạo nên cây nấm.
Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thì bột sinh khối còn tốt hơn so với quả nấm. bởi nó chứa đầy đủ các chất như trong quả nấm và có khi còn cao hơn gấp nhiều lần so với quả nấm.
Ví dụ như sinh khối nấm hương, nấm linh chi , nấm đồng tiền, nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps thì thành phần Protein, polyssacharide, Axit nucleic., và nhiều chất khác cao hơn nhiều lần so với ở quả nấm khô.
Còn nữa là khi nuôi sinh khối sợi trong phòng thí nghiệm và khu vực môi trường phòng sạch thì đương nhiên không bị các vi sinh vật có hại khác như vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm mốc xâm nhập cho nên sinh khối bao giờ cũng sạch hơn quả nấm mọc ở môi trường tự nhiên.
3.Tại sao lại sử dụng sinh khối nấm ?
Bởi trong khi nghiên cứu 1 loài nấm dược liệu thì đôi khi chúng ta không thể trồng ra quá nhiều thể quả được ở ngoài môi trường thiên nhiên, bởi nếu trồng ngoaì tự nhiên thì rất nhiều yếu tố tác động đến qua trình sinh trưởng và phát triển của nấm như nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng hoặc như diện tích hoặc nhân công. Và thời gian thu hoạch thường lâu hơn gấp 10 -20 lần so với việc nuôi sinh khối. nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng, cho nên việc nuôi và thu sinh khối nấm là biện pháp thay thế và an toàn hơn nhiều nếu so với việc trồng nấm ngoài thiên nhiên .sản lượng sinh khối nấm sẽ cao hơn nhiều so với việc trồng ra quả nấm.