Ngay từ năm 1757 trong văn bản cổ “ BẢN THẢO TÙNG TÂN” của Y học Trung Hoa đã ghi chép “ Đông Trùng Hạ Thảo tốt cho phổi, thận hữu hiệu với người bị bệnh đờm, ho khan, mắc bệnh về phổi, lao phổi, cường thận, bổ thận, dung trị liệu các bệnh về gan mật.”
Năm 1951, K.G.Cunningham, nhà khoa học Đức nghiên cứu ấu trùng bướm bị nấm Ascomycota – Cordyceps thuộc nhóm nấm Ascomycota – (gồm 6 lớp) ký sinh nhưng không rửa nát, đã chiết xuất được hoạt chất Cordycepin gọi theo người Trung Quốc là trùng thảo tố. Năm 1960, Trùng thảo tố được chứng minh chủ yếu có được do nuôi Trùng Thảo nhân tạo bằng nấm Cordyceps Militaris.
Năm 2011, ông Vương Thành Thụ, phòng nghiên cứu sinh thái Thực Vật Viện khoa học Thượng Hải đã công bố kết quả nghiên cứu về cấu trúc gene của Trùng Thảo, cho thấy nhóm gene của Ophiocordyceps Sinensis trong “Đông trùng hạ thảo” không sản sinh được “ Trùng thảo tố” mà chỉ có loại nấm Cordyceps mới tạo ra được chất này.
Cordycepin được chứng minh là có khả năng kháng ung thư, kháng oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, gan, thận… theo kết quả nghiên cứu tại đại học Nottingham, Anh Quốc & tài liệu Tuli, Sandhu, & Sharma, 2014